Tác hại của tia UV

kinhdienthongminhNgày đăng : 22-09-2020
Tác hại của tia UV

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy các phương tiện truyền thông nói về tác hại của tia UV. Nhưng cụ thể tia UV là gì? Những tác hại của nó ra sao đối với sức khỏe con người và vật dụng trong cuộc sống ra sao. Hãy cùng tìm câu trả lời.

Tổng quan về tia UV

Tia UV là gì?

Tia UV (Ultraviolet – bức xạ tia cực tím) hay còn được gọi là tia tử ngoại hay tia cực tím. Là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời hay các nguồn nhân tạo khác như giường tắm nắng, mỏ hàn…Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X.

 

tac-hai-cua-tia-uv
Tia UV trong ánh nắng mặt trời

 

Tia UV có ở đâu ?

Cụm từ cực tím ở trong tia cực tím có nghĩa là bên trên của màu tím. Sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường con người có thể nhìn thấy.

Do vượt ngoài bước sóng của màu tím, nên các tia UV là loại tia vô hình với mắt người.

Một số loài động vật như: chim, côn trùng (ong…) bò sát, có thể nhìn thấy được các tia cực tím.

Một vài loại trái cây, hoa quả và hạt sẽ sặc sỡ hơn trong môi trường tia cực tím. So với hình ảnh trong ánh sáng thường được nhìn thấy bởi mắt người. Nhằm để hấp dẫn các loài côn trùng và chim.

Một vài loài chim còn có những hình thù đặc biệt trên bộ lông của chúng mà chúng ta chỉ nhìn được dưới tia cực tím. Không thể nhìn được dưới ánh sáng mà con người nhìn thấy.

Đặc biệt nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể quan sát được bằng tia cực tím.

Các loại tia UV chủ yếu

Tia UVA (bước sóng 315-400 nm): 

Là tia có năng lượng thấp nhất trong số các tia UV. Những tia này có thể khiến các tế bào da bị lão hóa và gây ra một số thiệt hại gián tiếp cho các tế bào DNA. Tia UVA chủ yếu làm tổn thương da lâu dài như nếp nhăn và cũng có thể gây ra một số bệnh ung thư da.

 

tac-hai-cua-tia-uv
Tia UV có ba bước sóng chủ yếu

 

Tia UVB (bước sóng 280-315nm): 

Có năng lượng cao hơn tia UVA. Tia UVB có thể làm hỏng trực tiếp DNA trong các tế bào da và là nguyên nhân chính gây ra cháy nắng. Chúng cũng được cho là yếu tố gây ra hầu hết các bệnh ung thư da.

Tia UVC (bước sóng 100-280nm)

Do UVC là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên các tia tử ngoại UVC có khả năng gây tổn hại nhiều nhất cho làn da và đôi mắt và của con người. Tuy nhiên tầng ozone của bầu khí quyển Trái Đất đã ngăn chặn gần như toàn bộ các tia UVC này.

 

tac-hai-cua-tia-uv
Tầng Ozon bảo vệ con người khỏi tác hại của tia UV đang bị hủy hoại nghiêm trọng

 

Nhưng hiện nay do nhiều tác động tiêu cực, khiến cho tầng ozon bảo vệ trái đất của chúng ta đang ngày càng yếu và mỏng đi, và có nhiều lỗ thủng xuất hiện, khiến cho các bức xạ năng lượng cao như tia UVC này lọt xuống bề mặt trái đất, dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe trầm trọng.

 

Tác hại của Tia UV đối với con người

1. Tác hại của tia UV gây ung thư da

Tia UV là tác nhân gây ung thư da phổ biến. Tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có khả năng gây ung thư biểu mô tế bào đáy. Ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy đến 90% người bệnh ung thư da là do bức xạ tia UV.

Dấu hiệu ung thư da có thể đa dạng tùy vào loại bệnh ung thư da mà người bệnh mắc phải như:

Xuất hiện nốt ruồi bất thường

Có mụn cứng, màu vàng trên mí mắt

Có u nhỏ màu đỏ như thịt tươi hoặc tím bầm

Có nốt u tròn như hạt ngọc, trong mờ như sáp

 

Kinh-dien-thong-minh-ngan-tia-UV
90% ung thư da là do tia UV

 

Tổn thương phẳng với bề mặt thô ráp, đóng vảy

Xuất hiện mảng, đốm lớn màu đỏ hoặc tím trên da

Xuất hiện những mảng da sần sùi, thô ráp, đóng vảy

Vùng da tổn thương có màu đỏ, chạm vào thấy chắc, rắn

Tổn thương da có viền không rõ ràng màu đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen

Có tổn thương có bề mặt bằng phẳng, màu đỏ hồng như thịt tươi hay nâu như sẹo trên da

2. Tác hại của tia UV gây cháy nắng

Cháy nắng là vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương do da hấp thụ năng lượng từ tia UV. Máu sẽ chảy thêm vào vùng da bị tổn thương để chữa lành. Đó là lý do tại sao da chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.

 

Kinh-dien-thong-minh-ngan-tia-UV
Tia UV gây ra nhiều tác hại lên làn da con người

 

3. Tia UV gây tổn thương hệ thống miễn dịch

Tình trạng tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có tác dụng ức chế gây hại cho hệ thống miễn dịch. Nếu lặp đi lặp lại quá nhiều với bức xạ UV có thể gây ra tổn thương trầm trọng hơn cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

4. Tác hại của tia UV gây tổn thương mắt

Khi tiếp xúc lâu dài với tia cực tím hoặc cường độ cao của tia cực tím sẽ làm hỏng các mô, gây “bỏng” trên bề mặt mắt. Được gọi là tuyết mù hoặc viêm giác mạc ánh nắng

 

Kinh-dien-thong-minh-ngan-tia-UV
Tia UV gây tổn thương mắt

 

5. Tác hại của tia UV gây lão hóa da

Tia cực tím có khả năng phá hủy collagen và mô liên kết bên dưới lớp trên cùng của da, gây ra nếp nhăn, đốm màu nâu và mất độ đàn hồi của da. Càng về sau làn da sẽ sớm nhăn nheo, hay thậm chí gây ung thư da.

 

Kinh-dien-thong-minh-ngan-tia-UV
Tia UV gây lão hóa da

 

Tác hại của Tia UV đối với đồ vật

Ngoài tác hại đối với sức khỏe con người, tia UV còn có tác hại rất lớn đối với vật dụng. Nó có thể phá hủy rất nhiều loại đồ vật của ngôi nhà. Nhưng hầu như không ai để ý tới điều này. Phần vì tia UV là không nhìn thấy được, nên con người không thể cảm nhận được sức phá hủy của nó. Tia UV nhanh chóng làm lão hóa các vật dụng trong ngôi nhà. Chỉ những vật dụng trơ như tường gạch (không tính lớp sơn phủ), gỗ, sắt là ít bị ảnh hưởng bởi tia UV.

Ngay cả lớp màng chống thấm trần nhà, nếu không được bảo vệ bởi một lớp vữa cũng sẽ mau chóng bị tia UV phá hủy. Và nhiều người vẫn lầm tưởng các vật dụng ngoài trời bị hỏng là do tác động từ nắng (sức nóng), gió. Nhưng thực tế, sự phá hủy nhiều nhất lại đến từ tia UV.

Yếu tố tác động đến cường độ tia UV

Muốn phòng ngừa tác hại của tia UV, cần tránh tối đa nơi có cường độ tia UV mạnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ tia UV bao gồm:

Độ cao: Ở nơi càng cao, tia UV càng mạnh.

Thời điểm trong ngày:Tia UV phát năng lượng mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Mùa trong năm: Tia UV mạnh hơn vào mùa xuân và mùa hè.

Khoảng cách từ đường xích đạo:Vùng càng xa khu vực gần xích đạo trái đất, tác động của tia UV sẽ giảm dần.

Độ che phủ của mây: Có những đám mây có thể làm giảm cường độ tia UV. Nhưng cũng có đám mây có thể làm tăng năng lượng phát ra của tia UV.

Tầng ozone:Tầng ozone trên bầu khí quyển có thể giúp lọc bớt tia UV.

 

Cách phòng ngừa tác hại của tia UV

Sau đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa tác hại của tia UV:

Mặc quần áo dày, Sử dụng kem chống nắng. Che nắng khi đi ngoài trời. Hạn chế tiếp xúc ánh nắng, lắp tấm kính chặn tia UV cho gia đình

Kính điện thông minh hay Kính chuyển mờ (xem thêm…) là loại kính như kính bình thường nhưng có khả năng:

Chuyển trạng thái Trong – Mờ

Chặn 98% – 99% tia UV

Chặn tia Hồng ngoại: Bật (20%), Tắt (80%)

Các tính năng khác của Kính điện thông minh LUX GLASS (xem thêm…)

 

Kinh-dien-thong-minh-ngan-tia-UV
Kính điện thông minh LUX GLASS chặn 98% – 99% tia UV

 

Kính điện thông minh LUX GLASS

Hotline: 090.619.5658

Fanpage: https://www.facebook.com/KinhdienthongminhSmartGlass/

 

Hệ thống phân phối Kính điện thông minh LUX GLASS trên toàn quốc

Tại Tây Bắc Bộ: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái

Tại Đông Bắc Bộ: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh

Tại Đồng Bằng Sông Hồng: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình

Tại Bắc Trung Bộ: Thánh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế

Tại Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tại Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Tại Đông Nam Bộ: Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh

Tại Đồng Bắng Sông Cửu Long: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

 

 Kính điện thông minh LUX GLASS, Kính điện thông minh giá rẻ tại Hà Nội, Kính chuyển mờ, Kính văn phòng, Vách kính phòng tắm, Kính cường lực, Kính 2 lớp, Giấy dán kính, Phim cách nhiệt, Rèm cửa sổ,